Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

TRUNG QUỐC LẠI VU CÁO VIỆT NAM VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN QUỐC PHÒNG


Bài trên net
Trong khi TQ đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của vũ khí do mình sản xuất trên thị trường thế giới, thì với chương trình phát triển quốc phòng của Việt Nam, TQ lại cho rằng Việt Nam dựa Nga để đối phó Trung Quốc.
Việt Nam không bao giờ mua vũ khí TQ

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, dù hiện nay Myanmar đã mua máy bay huấn luyện K-8, xe bọc thép, tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ trang bị tên lửa hành trình chống hạm. Campuchia và Malaysia đã mua tên lửa SAM. Lào mua máy bay trực thăng và máy bay vận tải hạng nhẹ.

Mới đây, Thái Lan đã mua 2 tàu khu trục nhỏ còn Indonesia không chỉ mua tên lửa SAM, tên lửa hành trình chống hạm mà còn hợp tác với Trung Quốc để phát triển lĩnh vực tên lửa của mình.

Mặc dù vẫn chỉ là các hợp đồng nhỏ lẻ, song các nước ASEAN có thể đang cảm thấy áp lực gia tăng phải mua thêm vũ khí của Bắc Kinh trong bối cảnh Mỹ vẫn chưa kịp “xoay trục sang châu Á”. 

Vì thế, với nhiều nước Đông Nam Á, việc mua vũ khí Trung Quốc mang tính chính trị nhiều hơn là xuất phát từ nhu cầu thực sự. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, duy chỉ có Việt Nam và Singapore là những nước có vẻ như sẽ không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc nổi dần lên với tư thế là nhà xuất khẩu vũ khí sẽ tác động rất nhiều đến Đông Nam Á, có nguy cơ làm thay đổi cán cân quân sự. Ngoài ra, việc Trung Quốc sẵn sàng bán tất cả những loại vũ khí có thể sẽ khiến thị trường Đông Nam Á trở nên khó đoán định và có thể sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang.

Theo nhà nghiên cứu Richard Bitzinger thuộc Khoa nghiên cứu quốc tế (RSIS) của ĐH Nanyang (Singapore), có thể còn quá sớm nếu dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nhà xuất khẩu vũ khí hiện đại lớn bởi Bắc Kinh vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức đáng kể trong việc đưa sản phẩm này vào thị trường.

Tuy nhiên, có thể dù sớm hay muộn thì Trung Quốc vẫn sẽ thu được những thành công trong việc mở rộng doanh số bán vũ khí trên toàn cầu.

Hồi cuối tháng 10/2013 vừa qua, tờ New York Times của Mỹ cho rằng hiện nay Trung Quốc đã nổi lên như là một nhà xuất khẩu vũ khí hiện đại lớn. Theo truyền thống, thị trường vũ khí toàn cầu thường do một nhóm các nhà cung cấp chủ yếu là ở phương Tây thống trị như: Mỹ, Nga, Anh, Pháp và gần đây là Israel.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang tỏ ra rất nghiêm túc trong cuộc chiến cạnh tranh nhằm phá vỡ thế độc quyền này bằng việc đưa ra những giá chào bán cực thấp. Kết quả là Trung Quốc đã chính thức trở thành 1 trong 5 nhà xuất khẩu vũ khí lớn toàn cầu với doanh thu trung bình khoảng 2 tỷ USD/năm.

Họ đang mở rộng nhóm khách hàng truyền thống ở Nam Á, châu Phi và cũng bắt đầu thâm nhập thị trường Mỹ Latinh, Trung Đông.


Hoàn Cầu: "Việt Nam dựa hơi Nga để đối phó Trung Quốc"
Hệ thống phòng không S-300 của Việt Nam mua từ Nga

Trong chiến lược phát triển quốc phòng của Việt Nam, hôm đầu tháng 11/2013 vừa qua, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đã có bài viết cho rằng: “Putin thăm Việt Nam bàn hợp tác quân sự nhạy cảm. Truyền thông cho rằng Việt Nam muốn dựa vào Nga đối đầu với Trung Quốc”.

Nguồn tin trên cho biết thêm, hiện nay trọng điểm chính sách đối ngoại của Nga đã chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tờ Quan điểm Nga cho rằng, ông Putin đã thảo luận với phía Việt Nam về hợp tác quân sự, công nghệ cao. Ông Putin đề cập đến nội dung hợp tác kỹ thuật quân sự “rất nhạy cảm” với Việt Nam, còn lãnh đạo khẳng định Nga là người bạn “thân thiết nhất”. Hai bên đã ra Tuyên bố chung tăng cường quan hệ hợp tác.

Theo tuyên truyền của bài viết, "Việt Nam là một trong những khách hàng vũ khí chính của Nga. Tình hữu nghị hai bên có từ thời kỳ Liên Xô. Năm 2012, hai nước đạt được thỏa thuận, quân nhân Nga “quay trở lại căn cứ vịnh Cam Ranh”, Việt Nam sẽ cung cấp bảo đảm hậu cần cho Hải quân Nga".

Bài viết dẫn lời chuyên gia cho rằng, do Việt Nam duy trì quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Mỹ, Hải quân Nga xuất hiện ở cảng biển này sẽ không đe dọa an ninh của Trung Quốc và Mỹ, nhưng sẽ tăng “sức nặng” cho Việt Nam.

Tờ Đại công báo ngày 15/11 cũng có bài viết cho rằng, trong chuyến thăm Việt Nam của ông Putin, hai bên đã ra Tuyên bố chung tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đã ký kết 18 thỏa thuận hợp tác, liên quan đến hợp tác trên các lĩnh vực như quân sự, năng lượng, giáo dục, khoa học kỹ thuật...
Theo bài báo, thông qua tăng cường hợp tác với các nước châu Á, Nga đã tăng cường vai trò ảnh hưởng của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã phản ánh rõ chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của họ.

Bài báo cho rằng, Việt Nam có quan hệ quân sự, thượng mật thiết với Nga. Đối với Nga, Việt Nam là cửa ngõ để Nga đi vào ASEAN và Đông Nam Á, đồng thời là đối tác hợp tác năng lượng quan trọng của Nga. Việt Nam và Hàn Quốc đều đã cung cấp không gian lớn hơn cho ngoại giao Đông Á của Nga. Putin thăm Việt Nam và Hàn Quốc đã cho thấy, chính sách ngoại giao Nga tăng cường nghiêng về châu Á-Thái Bình Dương.


T.Thành (Tổng hợp Infonet)

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Vụ án Nguyễn Thanh Chấn: BẮT GIỮ CẢ 2 BỐ CON HUNG THỦ


HNMO - Sáng nay (5-11), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã cung cấp các thông tin liên quan đến việc xét xử tái thẩm đối với Nguyễn Thanh Chấn, cùng việc khởi tố, bắt giữ hung thủ thực sự của vụ án là Lý Nguyễn Chung.



Ông Chấn trở về quê hương trong sự xúc động của người dân
Trước đó, vào sáng ngày 4-11, tại trại giam Vĩnh Quang thuộc Tổng cục VIII, Bộ CA (xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc), VKSNDTC đã công bố Quyết định của Viện trưởng VSNDTC Nguyễn Hoà Bình kháng nghị tái thẩm bản án hình sự phúc thẩm số 1241/PTHS ngày 27-7-2004 của TAND tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xét xử theo thủ tục tái thẩm huỷ các quyết định của bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án hình sự sơ thẩm số 45/HSST ngày 26-6-2004; Bản án hình sự sơ thẩm số 145/HSST ngày 30-9-2004 của TAND tỉnh Bắc Giang; Bản án hình sự phúc thẩm số 166/HSPT ngày 2-3-2005 của Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đối với Nguyễn Thanh Chấn để điều tra lại vụ án theo quy định của pháp luật; và công bố Quyết định số 04/QĐ-VKSTC-V3 ngày 4-11-2013 của VKSNDTC tạm đình chỉ thi hành bản án số 1241/PTHS ngày 27-7-2004 của Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn.


Theo quy định của pháp luật, sau khi có quyết kháng nghị tái thẩm của Viện trưởng VKSNDTC, TAND tối cao sẽ xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự tái thẩm do xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi bản chất của vụ án và đó sẽ là căn cứ để mở ra trình tự thủ tục tố tục tiếp theo đối với vụ án.
Được biết, Chánh án TAND tối cao đã quyết định đưa vụ án ra Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để xét xử tái phẩm. Phiên xét xử sẽ diễn ra vào ngày mai (6-11).
Theo VKSNDTC, cách đây hơn 10 năm, ngày 15-8-2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Viện Yên, tỉnh Bắc Giang đã xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan. Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nạn nhân bị nhiều vết thương ở đầu, mặt, bụng làm đứt động mạch, chảy máu và mất máu cấp… dẫn đến tử vong.
Ngày 26 và 27-7-2004, Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án, tuyên y án sơ thẩm. Trong quá trình điều tra, bị cáo có khai nhận hành vi giết người. Nhưng tại các phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo không nhận tội. Bản án phúc thẩm có hiệu lực; phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã và đang chấp hành hình phạt chung thân.
Trong quá trình ở trại giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã có một số đơn kêu oan, Ban giám thị trại giam đã gửi đến các cơ quan liên quan. Nội dung đơn cho rằng, thủ phạm gây ra vụ án giết người vào đêm 15-8-2003 là Lý Nguyễn Chung, cùng trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang, chứ không phải là ông Nguyễn Thanh Chấn.
Ngày 5-7-2013, bà Nguyễn Thị Chiến đã có đơn kêu oan gửi đến CQĐT VKSNDTC. Ngay sau khi nhận được đơn, CQĐT VKSNDTC đã tổ chức xác minh, lần theo chỗ ở của Chung. 
Chỉ trong 2 tháng, Chung đã sử dụng gần 100 sim điện thoại liên tục thay đổi chỗ ở. CQĐT VKSNDTC đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ CA khẩn trương triển khai các biện pháp điều tra, xác minh kết hợp với kiên trì vận động đối tượng ra tự thú.
Ngày 25-10-2013, đối tượng Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú và khai nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối ngày 15-8-2003 để cướp tài sản.
Hiện nay sau khi nghe báo cáo của Cục điều tra VKSNDTC về việc đầu thú và khai nhận hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan của Lý Nguyễn Chung và qua kết quả điều tra, xác minh lời khai của Lý Nguyễn Chung, VKSND TC đã có Quyết định khởi tố vụ án số 17/QĐ-KNSTC-C6 ngày 29-10-2013 quyết định khởi tố vụ án hình sự “Giết người” và “Cướp tài sản”; Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm gian bị can đối với Lý Nguyễn Chung (SN 1988 tại xã Nhượng Bạn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, nơi đăng ký nhân khẩu thường trú và chỗ ở tại thôn Đoàn kết, xã EaKa Mút, huyện EaKar, tỉnh Đắc Lắc) về hai tội danh trên.
Đồng thời, CQĐT VKSNDTC có Lệnh bắt khẩn cấp đối với Lý Văn Chúc, bố của Lý Nguyễn Chung, SN 1950 về hành vi doạ giết bà Nguyễn Thị Lành, là nhân chứng của vụ án.
Chu Dũng

TÂY KHÔNG ĐÁI ĐƯỜNG




Nhiều người luôn nghĩ, văn hóa của Tây thì cao hơn văn hóa Việt Nam, tâm lý vọng ngoại, tôn sùng ngoại cũng xuất phát từ đây. Sau đây là 2 câu chuyện về thái độ văn hóa của người phương Tây. Cả hai câu chuyện đều xảy ra trên máy bay khi đến Việt Nam.
#1. Chuyện chưa từng có trong lịch sử đã xảy ra trên chuyến bay của một hãng hàng không quốc tế từ Doha (Qatar) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất hôm 3-11 khi 1 nam hành khách say xỉn đã ngang nhiên rút "súng" ngoe nguẩy và xả "nỗi buồn” vào người một nữ khách đang ngồi bên cạnh. Khi tỉnh lại, anh ta giải thích lí do làm thế vì ngỡ rằng cô gái ngồi bên cạnh là… toilet hạng sang.
Được biết nam hành khách là một người Ba Lan và nữ hành khách là một người Đức
Tuy nhiên, khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, vị khách người Ba Lan đã tỉnh rượu, giữa hai người đã có sự thu xếp ổn thỏa nên cô gái người Đức không kiện, hãng hàng không cũng không đề nghị lực lượng chức năng của sân bay Tân Sơn Nhất xử lý vị khách có hành vi khiếm nhã ở trên máy bay. Do đó, lực lượng chức năng của sân bay Tân Sơn Nhất chỉ ghi nhận và không có chế tài xử phạt đối với cá nhân gây nên sự việc hi hữu này.
#2. Vào sáng sớm ngày 25-10, cơ trưởng chuyến bay của hãng hàng không Air France (Pháp) đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của an ninh hàng không Tân Sơn Nhất để xử lý một “ma men” gây mất trật tự trên máy bay.
Sau chặng bay dài hơn 10 tiếng từ Paris về TP HCM, máy bay hạ độ cao để chuẩn bị hạ cánh. Khi tiếp viên thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn trước khi tiếp đất thì một nam hành khách sinh năm 1970, quốc tịch Pháp, yêu cầu được phục vụ bia.
Tiếp viên từ chối và giải thích rằng lúc đó không phải thời điểm được phép phục vụ ăn, uống, hành khách lập tức quát tháo, khoa chân múa tay. Chưa hết, khách còn lớn tiếng dọa đốt máy bay nếu tiếp viên không cho uống bia.
Trước tình trạng mất trật tự ở khoang hành khách, cơ trưởng buộc phải đề nghị Đội an ninh cơ động thuộc Trung tâm an ninh Hàng không Tân Sơn Nhất can thiệp.
Khi máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách này đã phải đến Công an cửa khẩu để xử lý vi phạm trước khi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo Phòng An ninh Cục Hàng không Việt Nam, tình trạng khách say xỉn trên máy bay phần lớn xảy ra trên các đường bay quốc tế với đối tượng vi phạm là khách nước ngoài.
Thế mới biết ở đâu cũng có người này người khác!
Theo Trelang

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Anh em Bô Xít đánh nhau tùm lum

WEBSITE: boxit.net hay boxit.blogspot.com, do nhóm đồng sáng lập, gồm: nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng.

Web xuất hiện vào thời điểm làn sóng phản đối chủ trương khai thác bô xít ở Tây Nguyên, lúc đầu đơn thuần là diễn đàn đăng tải qua điểm cá nhân của một nhóm các nhà khao học. Hiện, dự án khai thác bô xít Tây Nguyên đang triển khai và trang bô xít vẫn duy trì hoạt dộng, nhưng đã chuyển hướng, nhuốm màu chính trị.

Hồ sơ dân chủ không chi tiết hoạt động của trang này, mà “bạch hóa” một chút nội tình (cư xử) của Ban biên tập trang Bô xít Việt Nam để thấy được đằng sau vẻ thanh cao, đạo mạo của cá bậc trưởng giả trí thức kia là cả một thế giới của những người ghen ăn tức ở rất tầm thường. liệu những con người đó sẽ cư xử như thế nào nếu thực quyền rơi vào tay của họ

Chung qui cũng vì cái “danh” mà thôi!!!

Vào chủ đề chính thôi!!!

Bức tâm thư chiếm trọn trang A4, Huệ Chi hết lời ca ngợi công trạng Phạm Toàn đối với trang boxit, nhưng quyết định từ chối tăng thành viên Ban biên tập

Huệ Chi một mực khẳng định bản thân “trong sạch”, đồng thời cho rằng Phạm Toàn “đa nghi”

Vì Sao?!!


Bởi Phạm Toàn cho rằng Huệ Chi thường xuyên gặp mật vụ CS, nhưng không hề hấn gì, nhất quyết không thêm người vào BBT, dễ bề thao túng, có khi nào trang boxit là của A25 (?!!)


Huệ Chi biết chuyện “nổi cơn tam bành”, cho rằng Phạm Toàn phát ngôn bừa, mang động cơ cá nhân, đồng thời tuyên bố rút khỏi BBT. Nhưng ông có đủ can đảm làm điều mà ông tuyên bố hay không?!!


Phạm Toàn không phải tay vừa, cương quyết rút tên khỏi BBT, vì cho rằng nếu giữ thế “độc quyền” như hiện nay, thì BBT đang “bẻ lái” trang boxitvn có lợi cho một nhóm người. Nào ngờ được rằng: trong cái nhóm nhỏ nhoi ấy lại nảy sinh ra một “nhóm lợi ích”, phải chăng đó là hệ lụy của một dịch bệnh tại Việt Nam?

Phạm Toàn giờ ra sao? Lẽ nào đã rời bỏ chiến tuyến?!!


Hay tin, cộng đồng dân chủ náo loạn, tìm phương cách cứu chữa, nhưng nhất quyết xử lý nội bộ, tuyệt đối không để nhiều người biết, đó là “cao kiến” của nhà báo Tống Văn Công.


Ông nhà báo này thực ích kỷ, chuyện lớn như thế mà không chia sẻ cho những độc giả yêu mến trang boxit biết để quyết định có nên tiếp tục yêu mến nữa hay không. Thiết nghĩ, che dấu là hành động đi ngược lại tình cảm của độc giả.

Vì thế, trang HSDC xin đăng lên đây để độc giả có thêm thông tin.

Nguồn: Bạch hóa zân chủ